Facebook Like Box
Lượt truy cập
 18 Trong ngày
 164 Trong tuần
 164 Trong tháng
 164 Cả năm
 164 Tổng lượt xem
1 Đang online
Hỗ trợ trực tuyến
Sản phẩm nổi bật
Vít inox 5.4
Vít inox 5.4
Giá: Liên hệ
Vít Inox
Vít Inox
Giá: Liên hệ

Ngành cơ khí khẳng định thương hiệu

So với các ngành khác trong lĩnh vực công nghiệp, ngành cơ khí có bước phát triển nhanh trong thời gian qua. Trong các năm từ 2010 đến 2015, chỉ số tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp khoảng 10%/năm thì ngành cơ khí có tốc độ tăng trưởng 12%/năm.

Nhiều sản phẩm có thương hiệu

Những chiếc tàu chuyên dùng như: tàu kéo cứu hộ, tàu tuần tra Cảnh sát biển, tàu ứng phó sự cố tràn dầu… do Tổng Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) đóng mới; ống áp lực phục vụ xây dựng các nhà máy thủy điện lớn của Công ty CP Cơ điện miền Trung; ống áp lực cho các nhà máy thủy điện nhỏ của Công ty CP Hà Giang Phước Tường và nhiều sản phẩm cơ khí khác là niềm tự hào của ngành cơ khí thành phố Đà Nẵng trong hơn 5 năm qua. Đặc biệt, cầu Rồng - một trong những cây cầu đẹp của thành phố xây dựng trong thời gian gần đây thì toàn bộ con Rồng là sản phẩm của ngành cơ khí thành phố.

Tại các hội chợ, triển lãm về công nghiệp, sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong ngành cơ khí, để lại nhiều ấn tượng cho người xem; đặc biệt là Hội chợ Công nghiệp và thiết bị Việt Nam hằng năm (Techmart) có sự góp mặt của nhiều đơn vị cơ khí của thành phố tham gia. Trong đó có nhiều sản phẩm là các loại máy, thiết bị phù hợp của một số doanh nghiệp tham gia thể hiện rất rõ tính ứng dụng và hiệu quả cao, góp phần làm vẻ vang cho ngành cơ khí thành phố.

Hội và các Chi hội cũng như các doanh nghiệp đã tích cực tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, giải thưởng Sao vàng đất Việt, giải thưởng Vifotec, Thương hiệu Việt, Hội chợ triển lãm hằng năm của Trung ương và địa phương tổ chức thu được kết quả khích lệ. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, các giải pháp công nghệ mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới, nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nhiều kinh nghiệm tiên tiến áp dụng vào sản xuất, kinh doanh đi đôi với đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới như công nghệ đóng tàu.

Điểm mạnh của ngành cơ khí

Điểm mạnh làm nên thành công của ngành trong thời gian qua chính là việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện Hội Cơ khí thành phố đã thu hút được nhiều nhà khoa học tham gia và thể hiện tâm huyết vì sự phát triển của ngành, góp phần quyết định làm ra nhiều sản phẩm có uy tín trên thị trường.

Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu như: nghiên cứu, chế tạo toàn bộ dây chuyền mạ màu và mạ kẽm hoàn chỉnh theo công nghệ Nhật Bản đã sản xuất một dây chuyền xuất khẩu sang Bangladesh.

Nghiên cứu, thiết kế, mua và áp dụng công nghệ đóng tàu biển 3.600CV, chế tạo sàn nâng tàu 1.600 tấn; nghiên cứu, thiết kế đóng mới tàu chuyên dùng (tàu cảnh sát biển đa năng, tàu cứu hộ cứu nạn, tàu cao tốc cung ứng thuyền viên, tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu, tàu khảo sát đo đạt biển, tàu lai, dắt, tàu kéo…) trong mọi thời tiết của Tổng Công ty Sông Thu đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và được đánh giá cao.

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và lắp ráp ô-tô khách DAMCO TANDA45/50 theo mẫu mã châu Âu; sản xuất xe con, xe ben, xe tải nhẹ, xe nông dụng (DAMCO T1.2) phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Thực hiện dự án đầu tư dây chuyền sản xuất khung - gầm ô-tô của Công ty CP Cơ khí ô-tô Đà Nẵng. Nghiên cứu, thiết kế chế tạo thành công hệ thống xử lý bụi - mùi cho các điểm ép rác. Nghiên cứu xử lý nước rỉ từ các bãi thải thành phố để làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác. Nghiên cứu thiết kế nâng cấp công suất hàng loạt thiết bị cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn khu vực miền Trung - Tây Nguyên…

Theo dự báo của Bộ Công thương, từ năm 2013 đến 2025, tổng vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp nước ta lên tới gần 290 tỷ USD, trong đó giá trị thiết bị (sản phẩm của ngành cơ khí) chiếm từ 70 đến 75%, tương đương khoảng 202 tỷ USD. Đây là cơ hội để tạo ra việc làm mới và các doanh nghiệp trong ngành cơ khí phát triển. Để biến cơ hội này thành hiện thực, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại quốc tế và gia nhập khối thị trường ASEAN cuối năm nay.